Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Mã nguồn mở Joomla

Mã nguồn mở Joomla

 CMS là gì?


CMS là chữ viết tắt của Content Management System, hay còn gọi là hệ thống quản trị nội dung nhằm mục đích giúp dễ dàng quản lý, chỉnh sửa nội dung. Nội dung ở đây có thể là tin tức điện tử, báo chí hay các media hình ảnh, video, ... Hệ thống CMS giúp tiết kiệm thời gian quản lý, chi phí vận hành và bảo trì nên hiện nay có rất nhiều công ty sử dụng. Không chỉ là công ty mà hiện nay các blog cá nhân cũng ra đời với số lượng không hề nhỏ, và họ chọn giải pháp sử dụng CMS nhằm dễ dàng xây dựng website và quản lý nội dung, bên cạnh đó còn tiết kiệm được chi phí xây dựng website.

Joomla là gì?


Joomla là bộ CMS mã nguồn mở vô cùng mạnh mẽ và hoàn toàn miễn phí. Đây là hệ quản trị nội dung được viết bằng ngôn ngữ PHP kết nối với cơ sở dữ liệu MySQL mà thông qua đó, người dùng dễ dàng quản lý và sản xuất nội dung trên mạng. Thông qua Joomla, có thể tạo ra hệ website đa ngôn ngữ và đa dạng về loại hình như thương mại điện tử, tin tức hay blog cá nhân.

Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong Site và hỗ trợ đa ngôn ngữ.

Joomla được phát âm theo tiếng Swahili như là 'jumla' nghĩa là "đồng tâm hiệp lực".

Joomla! được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao.

Joomla đáp ứng được mô tả về 7 đặc tính của Web 2.0

- Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng

- Tập hợp trí tuệ cộng đồng

- Dữ liệu có vai trò then chốt

- Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng

- Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng

- Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị

- Giao diện ứng dụng phong phú

Who uses Joomla?


Dưới đây là một vài Website sử dụng Joomla:

- Salon sukni ślubnych (Bridal Fashion - Polish) - http://www.mlodaimoda.pl/
- Harvard University (Educational) - http://gsas.harvard.edu
- Citibank (Financial institution intranet) - Not publicly accessible
- La Folie Douce - http://www.lafoliedouce.com/
- FUNX ( Radiostation - Netherlands ) - http://www.funx.nl/
- Outdoor Photographer (Magazine) - http://www.outdoorphotographer.com
- PlayShakespeare.com (Cultural) - http://www.playshakespeare.com
- Cheap Wine Band (Music - German) - http://www.cheapwineband.de/
Và nhiều website nữa sử dụng Joomla bạn có thể tìm tại Joomla Community Site Showcase.

Cài đặt Joomla


Trước tiện bạn cần Server run PHP, bạn cài gói Xampp bao gồm:

- Apache server
- Ngôn ngữ PHP
- Cơ sở dữ liệu Mysql
- Phpmyadmin công cụ quản lý cơ sở dữ liệu Mysql
Chi tiết cài đặt bạn có thể vào trang chủ của xampp để đọc nhé :)

Bước 1
Sau khi cài đặt xampp xong bạn vào trang chủ của Joomla để tiến hành download Joomla để về cài đặt.
Khi giải nén xong bạn copy vào thư mục đã cài xampp lúc trước thường là "~/xampp/htdocs", và thư mục của bạn sẽ là "~/xampp/htdocs/joomla_3.5.1" chẳng hạn :)


Bước 2
Bạn mở trình duyệt lên và gõ trên đường link với link sau "http://localhost/joomla_3.5.1" và tiến hành cài đặt theo các bước mà Joomla sẽ hướng bạn trên trình duyệt.

Ban đầu trên màn hình sẽ hiện ra như sau


Joomla hỗ trợ đa ngôn ngữ nên bạn có thể chọn ngôn ngữ cài đặt website, như chọn ngôn ngữ tiếng Việt chẳng hạn


Sau khi đã chọn xong ngôn ngữ cần cài đặt và điền các thông tin để quản trị như trong hình, bạn nhấn vào button "Tiếp theo"

Màn hình cấu hình cơ sở dữ liệu hiện ra


Để cấu hình được cơ sở dữ liệu, bạn hãy tạo một cơ sở dữ liệu bằng cách vào địa chỉ "http://localhost/phpmyadmin/"


Và tạo một cơ sở dữ liệu



Bạn điền các thông tin cấu hình xong và nhấn button "Tiếp theo"

Tiếp theo bạn sẽ thấy màn hình cài đặt data hiện ra
Bạn sẽ có nhiều tùy chọn cho việc chọn cài đặt dữ liệu mẫu hoặc không cài đặt dữ liệu mẫu.
Nếu bạn là người mới bắt đầu làm quen với Joomla thì bạn nên chọn dữ liệu mẫu, để qua đó hiểu rõ hơn và cách hoạt động và quản trị của Joomla.



Tiếp theo đó bạn click vào button "Tiếp theo"

Và kết quả cài đặt sẽ hiện ra với thông báo để sử dụng được bạn cần xóa thư mục "installation" để có thể vào được trang chủ và trang quản trị.


Bước 3 Kết quả
Trang chủ:


Trang quản trị:



Bạn đăng nhập với thông tin đăng ký ban đầu khi cài đặt. Kết quả bạn nhìn thấy là hình bên dưới nhé :D



Từ đây bạn hãy thao tác với trang quản trị để có thể tùy chỉnh như ý website của bạn.

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Những loại Plugin tốt nhất cho Web Wordpress

Những loại Plugin tốt nhất cho Web Wordpress

Dưới đây là một số Plugin hỗ trợ cho SEO trong mã nguồn mở Wordpress, các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm để biết những plugin nào phù hợp với công việc của mình.


- All in One SEO Pack: Nếu theme của bạn không hỗ trợ viết title, description thì kiểu gì cũng phải dùng plugin này.

Bình thường, Google sẽ tự động lấy Title hiển thị trên site của bạn và các nội dung Google cho là quan trọng để hiển thị thành title và description trong kết quả tìm kiếm.

Sử dụng Plugin này, bạn có thể tự điền các title và description trong bài viết, category, page và cả trang chủ để hiển thị trên Google sao cho đẹp và đúng ý muốn. Về phía cạnh Seo thì bạn có thể tác động vào kết quả tìm kiếm để tăng thứ hạng bằng cách tạo ra title và description chứa các từ khóa mong muốn.

- Automatic SEO Links: chó phép bạn chọn những từ và cụm từ để tạo liên kết tự động trong các bài viết. Liên kết có thể là internal link hoặc external link. Bạn có thể cấu hình cho anchor text, chọn thuộc tính “nofollow” hoặc “Nofollow”,v.v.

- Google XML Sitemaps: là một phần mềm hỗ trợ SEO không thể thiếu của bất kỳ Blogger nào. Trong khi tên của chương trình này có đề cập “Google” những trên thực tế, nó còn giúp bạn tạo các sitemap cho các công cụ tìm kiếm khác như Yahoo, Ask, MSN

- HeadSpace2: Là là một plugin cho phép bạn cài đặt các thẻ meta-data, JavaScript đặc biệt, CSS vào trang blog, đưa ra các keyword tag cho các bài viết và vô số những tính năng khác nữa…

- Meta Robots WordPress plugin: Là một giải pháp khá dễ dàng để thêm các the meta robot vào bất kỳ trang nào bạn muốn. Plugin cho phép bạn để nofollow cho tất cả các liên kết trên một trang nhất định, ngăn cản các công cụ tìm kiếm index theo các liên kết đó. Ngoài ra, nó còn ngăn chặn index vào các phần nhạy cảm chẳng hạn như login page.v.v

- Nofollow Case by Case: gán thuộc tính “nofollow” vào các liên kết trong comment và có thể áp dụng cho các comment tùy chọn.

- Platinum SEO Plugin: áp dụng thuộc tính 301 redirect cho bất kỳ sự thay đổi liên kết nào trong Permalink, tự động tạo thẻ meta-data, tối ưu hóa post slug và tránh trùng lặp nội dung.

- Redirection: Vì một lý do nào đó mà bạn phải chuyển toàn bộ website của bạn sang một địa chỉ khác, sau đó các bài viết của bạn bị tụt hạng trên trang tìm kiếm. Redirection sẽ giúp bạn xử lý vấn đề đó với 301 redirect.

- SEO Blogroll: Bạn đã bao giờ lo lắng về việc trang web mà blog của bạn liên kết tới làm tụt PageRank của bạn? với plugin SEOBLOGROLL, bạn có thể tạo ra các phần tách biệt dành cho nhiều nhóm liên kết với số lượng vô hạn và dĩ nhiên là để nofollow cho liên kết đến trang web có chất lượng thấp.

- SEO for Paged Comments: Với sự ra đời của Page Comment trong WordPress 2.7, có một vấn nạn gặp phải đối với các công cụ tìm kiếm hiểu lầm bạn đăng trùng lặp nội dung giống như việc mỗi bài viết là một trang vậy. Plugin này sẽ giúp bạn xử lý vấn đề trên.

- SEO friendly and HTML valid subheadings: Một vài theme cho WordPress không tương thích với thẻ sub-header của trang mà theme sẽ hiển thị. Plugin này sẽ tự động reset theme để làm cho theme thân thiện hơn với SEO bằng cách chuyển những đối tượng chưa hợp lý sang phân tầng khác. Ví dụ như chuyển h2 thành h3, h4, v.v.

- SEO Friendly Images: Hình ảnh là một nguồn traffic không lồ khi người dùng tìm kiếm hình ảnh. plugin này sẽ thêm thẻ ALT và thẻ TITLE vào tất cả các ảnh có trong bài viết của bạn theo title của bài viết.

- SEO No Duplicate WordPress Plugin: vì một lý do vô tình hay cố ý nào đó mà bạn lỡ viết lại một bài viết đã có trên blog của bạn rồi thì plugin này sẽ khai báo với công cụ tìm kiếm rằng bài đó là bài mới nhất và chúng không lập chỉ mục bài viết cũ nữa. Vậy là bạn tránh được việc bị phạt lỗi duplicate content.

- SEO Post Link : Post slug là url của bài viết, và nếu nó quá dài thì các bộ máy tìm kiếm sẽ không ưa. SEO Post Link sẽ lấy ra các từ khóa phổ biết nhất trong bài viết hiện cho vào URL và cắt bỏ đi các từ khác không phải là từ khóa, làm cho URL ngắn lại. Bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh được các thông số: từ khóa, số lượng từ.v.v.

-  SEO Smart Links: Liên kết nội bộ trong blog của bạn là chìa khóa để tăng pageview, nhưng nó tốn rất nhiều thời gian và công sức để làm thủ công. SEO Smart Links sẽ thực hiện điều đó giúp bạn hoàn toàn tự động khi bạn khai báo từ khóa nào liên kết tới trang nào.v.v. và bạn có thể áp dụng “nofollow”, “Open in window” cho các liên kết.

- SEO Tag Cloud Widget: Love ‘em or hate ‘em !!! có vô số người tạo các tag cloud cho blog của họ kiểu như vậy. Thực tế các bộ máy tìm kiếm chẳng hiểu những khái niệm trên là gì, nhưng với plugin này thì những ký hiệu đó sẽ được chuyển đổi thành các thẻ HTML SEO thân thiện

- SEO Title Tag: Tag là một phần quan trọng của website, chỉ cho các máy tìm kiếm biết được bài viêt của bạn nằm ở đâu. và SEO Title Tag là plugin chuyên dụng cho phần này. Không giống với cac plugin khác và cả bản thân WordPress, thành phần mở rộng này sẽ cho phép bạn thêm các thẻ vào các trang, trang chủ và thậm chí là bất kỳ trang nào bạn muốn.

- Simple Tags – Một plugin cực mạnh tập trung vào việc chọn lựa và đưa ra các tag tốt nhất cho bài viết SEO của bạn

- Sitemap Generator – Đây là một công cụ tạo sitemap tuy biến cung cấp các tùy chọn hỗ trợ đồng thời nhiều trang và nhiều chuyên mục, Permalink, v.v.