Trước khi chúng ta sử dụng một hàm, chúng ta cần định nghĩa nó. Phương thức phổ biến nhất để định nghĩa một hàm trong JavaScript là bởi sử dụng từ khóa Hàm, được theo bởi một tên hàm duy nhất, một danh sách các tham số (mà có thể là trống), và một khối lệnh được bao quanh bởi các dấu ngoặc ôm.
Giống như bất kỳ ngôn ngữ chương trình cấp cao khác, JavaScript cũng hỗ trợ tất cả tính năng cần thiết để viết các code có tính modun bởi sử dụng các hàm. Bạn đã xem các hàm như alert() và write() trong các chương trước. Chúng tôi đã sử dụng các hàm này nhiều lần, nhưng chúng mới chỉ được viết trong core JavaScript.
Giống như bất kỳ ngôn ngữ chương trình cấp cao khác, JavaScript cũng hỗ trợ tất cả tính năng cần thiết để viết các code có tính modun bởi sử dụng các hàm. Bạn đã xem các hàm như alert() và write() trong các chương trước. Chúng tôi đã sử dụng các hàm này nhiều lần, nhưng chúng mới chỉ được viết trong core JavaScript.
Các hàm thường dùng trong JavaScript
JavaScript hỗ trợ các hàm có sẵn để ta thực hiện một mục đích hiển thị nào đó.
Hàm alert()
– Hiện thị hộp thoại với một chuỗi thông tin và nút OK.
-Cú pháp:
alert(“nội dung thông báo”)
-Ví dụ:
<html>
<head>
<meta charset = "utf-8">
<title>Hello</title>
</head>
<body>
<script type="text/javascript">
alert("Devpro-147,Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội");
</script>
</body>
</html>
– JavaScript được thực hiện bởi lệnh được viết trong cặp thẻ <script>…</script> , chúng ta có thể đặt chúng trong thẻ <body> ngoài cách đặt ở thẻ <head> ra.
Hàm confirm()
– Hiển thị hộp thoại với nút OK và Cancel. Thường dùng để xác minh lại một hành động do người dùng thực hiện.
– Cú pháp:
confirm(“Chuỗi thông báo”)
– Ví dụ:
<script type="text/javascript">
var result = confirm("Số 2 có lớn hơn số 3 không?") ;
document.write(result);
</script>
– Sau khi thực hiện đoạn code trên, chúng ta sẽ có một bảng thông báo xác minh là ” Số 2 có lớn hơn số 3 không?”. Trong thực thế là không rồi , chúng ta sẽ ấn Cancel , kết quả sẽ là false. Nếu đồng ý chúng ra ấn OK , sẽ hiện ra kết quả là true.
Hàm prompt()
– Hiển thị một hộp thoại cho phép người dùng nhập vào một giá trị.
-Cú pháp:
prompt(“nôi dung”, giá trị khởi tạo)
– Ví dụ:
<script type="text/javascript">
prompt("Nhập", "Tên bạn là gì?");
</script>
– Khi đoạn hội thoại hiện lên, bạn nhập tên mình và nếu muốn hiển thị ra ta dùng cú pháp document.write().
Hàm về chuỗi và số
a, Hàm eval(): định giá trị của một biểu thực và trả về kết quả.
– Ví dụ:
<script type="text/javascript">
a = eval(prompt("Nhập số a: "));
b = eval(prompt("Nhập số b: "));
c= a+ b;
document.write(c);
</script>
– Hộp thoại hiện ra là ta sử dụng hàm prompt(). giá trị tính và trả về kết quả của 2 số vừa nhập bằng hàm eval().
b, Hàm ParseInt(): chuyển một giá chuỗi sang một giá trị số nguyên.
– Ví dụ:
<script type="text/javascript">
var kq= "12345abcde";
a= parseInt(kq);
document.write(a);
</script>
– Kết quả khi ta nhập số trước thì kết quả sẽ hiện ra số nguyên dù đăng sau nó là chữ hay là một số thực(ví dụ: 10.02), nếu ta nhập chữ trước số (abcde12345) thì kết quả sẽ là NaN(Not a Number).
– Cũng giống như hàm ParseInt() thì hàm PareFloat() sẽ chuyển một chuỗi số sang giá trị thực.
c, Hàm isNaN(): kiểm tra xem giá trị là chuỗi hay chuỗi số, nếu là chuỗi thì kết quả trả về là True, ngược lại là chuỗi số sẽ là False.
– Ví dụ:
PHP
<script type="text/javascript">
var kq = "12345abcd";
a = isNaN(kq);
document.write(a);
</script>